Các chế độ thai sản luôn được chị em quan tâm trước và trong quá trình làm việc tại công ty. Trong khi mang thai, ngoài việc chăm lo cho sức khỏe của bé và mẹ. Thì các bà mẹ cũng rất quan tâm về các quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản để hưởng được đầy đủ quyền lợi. Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2020 áp dụng cho các trường hợp người lao động, cán bộ, công chức, giáo viên,…
Cùng KẾ TOÁN MINH KHÔI tìm hiểu qua bài viết sau nhé:
Các đối tượng được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật thuộc các trường hợp dưới đây:
– Người làm việc đã ký và làm việc theo hợp đồng lao động. Bao gồm hợp đồng có thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ. Thời gian quy định tối thiểu từ 3 – 2 tháng.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu thời gian từ 1-3 tháng.
– Đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ.
– Các đối tượng làm việc trong các ngành quốc phòng, công an, sĩ quan, quân đội.
Những điều kiện được hưởng chế độ thai sản được quy định của pháp luật như sau:
– Người lao động đang mang thai.
– Trong thời gian đầu sinh con.
– Người lao động là nữ mang thai hộ và mẹ đang nhờ mang thai hộ.
– Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
– Người lao động đã sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng, triệt sản.
– Lao động nam có vợ đang trong giai đoạn sinh con và tham gia BHXH.
Trong thời gian mang thai, NLĐ sẽ được nghỉ tối đa 5 lần cho việc đi khám thai mỗi lần 1-2 ngày. Trường hợp sẩy thai, nạo, phá thai theo bệnh lý, NLĐ được nghỉ theo số tuần tuổi của thai nhi từ 10-50 ngày (tính cả ngày nghỉ và lễ tết).
Mẹ mang thai sẽ được nghỉ và hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh 6 tháng. Trong đó thời gian quy định sau sinh là 4 tháng. Trong các trường hợp sinh đôi trở lên mẹ sẽ được nghỉ thêm từ 1 tháng trở lên. Ví dụ mẹ sinh đôi thời gian nghỉ sau sinh sẽ được cộng thêm 1 tháng. Tổng thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ là 7 tháng so với 6 tháng.
Trong 30 ngày làm việc đầu tiên sau khi hết chế độ nghỉ của thai sản, các bà mẹ vấn có thể xin nghỉ thêm để đảm bảo sức khỏe. Theo quy định là 5 ngày với mẹ sinh thường. Và 7 ngày khi sinh mổ và 10 ngày với các bà mẹ sinh đôi trở lên. 30% lương cơ sở mẹ sẽ nhận được cho các ngày nghỉ.
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2020
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất năm 2021
Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, NLĐ nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:
– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh. Để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không.
( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)
– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Sau khi xem xét mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản hay không. Thì viết đơn xin nghỉ thai sản báo cho cơ quan nơi mình làm việc. Nhìn chung, đơn xin nghỉ thai sản và đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hình thức giống nhau. Cách viết thể hiện thì trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con. Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động