Một quy trình bán hàng là một nhóm những bước lặp lại được sử dụng bởi đội ngũ Sales để dịch chuyển khách hàng từ khi họ còn là lead cho đến khi là khách hàng cuối cùng. Một quy trình bán hàng tốt giúp nhân viên Sales chốt đơn một cách nhất quán bằng việc làm theo những bước đã đề ra.
Solution Selling là phương pháp nhân viên Sales chỉ tập trung vào vấn đề của khách hàng thay vì tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ họ đang bán. Sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được cho là giải pháp và nhân viên sales sẽ nhấn mạnh vào giải pháp cho khách hàng sẽ như thế nào.
Tư vấn bán hàng nhấn mạnh vào nhiệm vụ của người bán hàng – họ phải đóng vai là người tư vấn và cho lời khuyên đáng tin cậy cho khách hàng, giúp tăng sự tín nhiệm của khách hàng qua thời gian. Phương pháp tư vấn bán hàng sẽ được sử dụng khi Sales hợp nhất với trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Đây sẽ là sự phản ánh của mối quan hệ giữa khách hàng với nhân viên Sale.
Phương pháp Inbound Selling là hình thức tiếp cận khách hàng bằng những nội dung content phù hợp và liên quan thay vì quảng cáo và tiếp thị những thông điệp không liên quan và hy vọng rằng khách hàng sẽ để ý và mua hàng.
Mỗi doanh nghiệp có một quy trình bán hàng riêng tùy theo từng đặc thù kinh doanh riêng của mình, nhưng nhìn chung thì quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp thường bao gồm 7 bước.
Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng. Điều này được cho là quan trọng nhất của bước tiếp cận khách hàng trong quá trình bán hàng. Vì nó sẽ giúp xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Tập trung vào “lợi ích” chứ không phải là tính năng, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ và ý trong bước ba là bán sản phẩm/ dịch vụ dựa vào “nhu cầu” của khách hàng.
Trong báo giá hãy tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng. Nhấn mạnh vào nhu cầu của họ và viết về những điều khách hàng phản ánh tích cực.
Chốt sale thành công mới là điều bạn hướng tới trong quá trình thuyết phục hay báo giá khách hàng.
Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác về lời nói, cử chỉ hay những nhận xét về sản phẩm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi tiếp cận khách hàng.
Chăm sóc khách hàng sau bán là một bước không thể thiếu được trong quy trình bán hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp hay không, có thể tiếp tục việc hợp tác lâu dài hay không.
Đây cũng là cách để doanh nghiệp bạn tạo được mối liên hệ lâu dài với khách hàng cũ. Giữ chân người dùng và tạo quan hệ thông qua họ đến với những người khác.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể xây dựng được quy trình bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: ketoan.vn
Chia sẻ: