0931393151

Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ mới nhất

Kế Toán Kế Toán Minh Khôi

Kế Toán Kế Toán Minh Khôi xin chia sẻ với các bạn văn bản hợp nhất các thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do Bộ Tài chính ban hành. Vậy đầu tiên cần hiểu khấu hao TSCĐ là gì. khấu hao TSCĐ mới nhất

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Ý nghĩa của việc tính khấu hao TSCĐ

Khấu hao chính xác sẽ tính được giá thành sản phẩm chính xác từ đó xác định được lợi nhuận chính xác. Khấu hao chính xác cũng là cơ sở cho việc tính toán việc tái sản xuất và tái đầu tư.

khấu hao TSCĐ mới nhất

3. Các phương pháp tính khấu hao

Khấu hao tuyến tính:

Phương pháp khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao trong đó định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt thời gian sử dụng.

Ví dụ, một tài sản cố định có giá trị 1,2 tỷ đồng, thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau là 200 triệu/năm.

Khấu hao theo số dư giảm dần:

Khấu hao được tính theo công thức: Giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao.

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

4. Đối tượng áp dụng:

Việc tính và trích khấu hao theo văn bản hợp nhất này được thực hiện với từng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Các quy định trong văn bản hợp nhất:

  • Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định.
  • Xác định nguyên giá tài sản cố định.
  • Nguyên tắc quản lý tài sản cố định.
  • Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
  • Đầu tư, nâng cấp tài sản cố định.
  • Cho thuê, cầm cố, nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
  • Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ.
  • Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình.
  • Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình.
  • Phương pháp trích khấu hao TSCĐ.

Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC hợp nhất 3 thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sau:

  • Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013.
  • Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016.
  • Thông tư 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 26/5/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

 Tải về văn bản hợp nhất 19/VBHN-BTC TẠI ĐÂY

Chia sẻ:

Đánh giá
Phone Mail Messenger Zalo