0931393151

Thuế GTGT và những quy định kê khai liên quan

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng), hay còn gọi là thuế VAT là loại thuế phổ biến. Mọi doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần hiểu rõ để kê khai nộp thuế theo đúng quy định.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. (Theo quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12)

2. Đặc điểm của thuế GTGT

  • Thuế GTGT là thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ và cơ sở sản xuất kinh doanh là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Việc đó thông qua cách cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

  • Thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp

Thuế VAT áp dụng cho tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó. Tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

  • Thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến

Thuế VAT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Hàng hóa dịch vụ tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài đều áp dụng tính thuế..

  • Thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng

Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.

Đọc thêm tại: https://ketoanminhkhoi.com/dich-vu-ke-toan-tai-tp-hcm/

3. Cách kê khai bổ sung hồ sơ thuế GTGT

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế VAT hằng kỳ để báo cáo cơ quan quản lý về nghĩa vụ thuế VAT. Có 2 kỳ kê khai thuế VAT: kỳ kê khai thuế theo tháng và theo quý. Dưới đây là một số hướng dẫn kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế dành cho doanh nghiệp.

Theo quy định, đối tượng chịu thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở VN. Các đối tượng bao gồm:

– Tổ chức đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật hợp tác, pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp.

– Doanh nghiệp có vốn hoặc hợp tác kinh doanh nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN;

– Các cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh doanh ở VN nhưng không lập pháp nhân tại VN;

– Cá nhân, hộ kinh doanh và các đối tượng khác có hoạt động kinh doanh.

Vì vậy tổ chức, cá nhân cần nắm rõ những bước kê khai thuế để hoàn thành đủ nghĩa vụ của mình với xã hội.

Đọc thêm tại: https://ketoanminhkhoi.com/quan-ly-thue-va-nhung-thay-doi-moi-nhat-can-luu-y-2023/ 

Đánh giá

Bài viết liên quan

Phone Mail Messenger Zalo