0931393151

Hộ kinh doanh và các quy định về thuế, kê khai thông tin cần biết

Nhiều hộ kinh doanh (HKD) chưa nắm rõ những quy định về thuế dẫn đến ảnh hưởng trong quá trình hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn quy định về kê khai thuế cho hình thức kinh doanh này.

1. Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về HKD. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

Một vài đặc điểm của HKD:

  • Đăng ký kinh doanh có thể là cá nhân hay hộ gia đình.

  • HKD cá nhân chỉ có thể kinh doanh tại một địa điểm cụ thể.

  • Nguồn nhân công lao động có thể sử dụng không quá 10 người.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì HKD phải nộp các loại thuế sau đây:

– Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN):

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 

– Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT):

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

2. Các phương pháp tính thuế hộ kinh doanh 2023

– Tính thuế đối với HKD theo phương pháp kê khai theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

– Tính thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

– Tính thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

– Tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

3. Các quy định kê khai thông tin theo từng trường hợp hộ kinh doanh

1. Đăng ký HKD

Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

– Hộ kinh doanh thực hiện kê khai theo mẫu “GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH”. Mẫu nằm tại Phụ lục III-1 kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT. Sau đó nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– HKD có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì phải lựa chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở HKD.

– Phát sinh thêm địa điểm kinh doanh thì kê khai thông tin theo mẫu “THÔNG BÁO về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh”. Mẫu nằm tại Phụ lục III-2 kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT. Sau đó nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi HKD đặt trụ sở hoặc nơi có địa điểm kinh doanh.

Đọc thêm tại: https://ketoanminhkhoi.com/dich-vu-thay-doi-dang-ky-kinh-doanh/

2. Thay đổi nội dung đăng ký HKD:

– HKD thay đổi nội dung đăng ký thì thực hiện kê khai theo mẫu “THÔNG BÁO về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh”. Mẫu nằm tại Phụ lục III-2 kèm Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT. Sau đó nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

– HKD thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở mới.

– HKD thay đổi các thông tin của địa điểm kinh doanh thì nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn để tạo thu nhập khủng - Dịch Vụ Setup Siêu Thị Mini ISAAC, Khóa Học Đào Tạo Kinh Doanh

3. Thay đổi chủ HKD

– Thực hiện kê khai thông tin theo mẫu “THÔNG BÁO thay đổi chủ hộ kinh doanh”. Mẫu nằm tại Phụ lục III-3 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT. Sau đó chủ HKD nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

– Chủ HKD phải thực hiện đóng MST đã cấp theo MST của chủ HKD cũ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh. 

4. HKD tạm ngừng kinh doanh / tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo:

Theo Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, HKD tạm ngưng kinh doanh từ 30 ngày trở lên phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan trực tiếp quản lý thuế.

Tải mẫu tại đây

4. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

  • Công khai đầy đủ các thông tin về hộ cá nhân kinh doanh.
  • Không kinh doanh những ngành, nghề cấm kinh doanh
  • Khai thuế, nộp thuế đúng thời hạn và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
  • Đảm bảo, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ, thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Đọc thêm tại: https://ketoanminhkhoi.com/thue-gtgt-va-nhung-quy-dinh-ke-khai-lien-quan/

 

Đánh giá
Phone Mail Messenger Zalo