Các cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế đều có thể tự quyết toán thuế TNCN. Trong một số trường hợp, người nộp thuế không thể tự mình quyết toán thuế thì có thể ủy quyền cho Doanh nghiệp. Đối tượng trong trường hợp nào thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Và các điều kiện ra sao?
Theo Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động. Từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế. Kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động. Từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế. Kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng. Đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới. Trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế. Thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Người lao động chuẩn bị hồ sơ ủy quyền gồm giấy tờ sau:
– Mẫu ủy quyền theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN;
– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho Doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thuế đối với phần thu nhập do doanh nghiệp trả trong các trường hợp sau:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị.
– Cùng trường hợp cá nhân đó, đồng thời có thu nhập vãng lai (dưới 03 tháng). Tại các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng. Đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% hoặc 20%. Nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai. Thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
Theo Công văn 5749/CT-TNCN, người lao động không được ủy quyền cho doanh nghiệp trong một số trường hợp sau:
– Người lao động đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho người lao động.
– Người lao động có thu nhập từ hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp. Nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.
Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế!
– Người lao động có thu nhập từ hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp. Đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ.
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.
– Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.
– Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo. Thì không ủy quyền quyết toán thuế mà người lao động tự khai thuế. Kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Và đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân. Nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN. Chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế. Nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Bảng kê 05-1/BK-TNCN”. Để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.